Bạn hỏi WorldE trả lời

1. Con đã đến tuổi học tiếng anh chưa?

Đây là câu hỏi mà ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm và tự hỏi khi có ý định cho con học tiếng Anh. Sợ cho con học quá sớm khiến con áp lực hoặc rối loạn ngôn ngữ, sợ quá muộn thì con không hấp thụ ngôn ngữ tốt và học không vào. Vậy lúc nào là đến tuổi học tiếng Anh? Lứa tuổi nhạy cảm ngôn ngữ là từ 0 đến 6 tuổi (theo phương pháp Montessori). Vậy ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ mẹ đẻ và bất kì ngôn ngữ nào cũng học tốt nhất ở giai đoạn 0 đến 6 tuổi, và học bao nhiêu ngôn ngữ cũng được không lo lắng con loạn ngôn ngữ. Điều bố mẹ cần quan tâm là phương pháp nào phù hợp với con và phương pháp nào là phương pháp đúng. Phương pháp đúng và phù hợp là phương pháp mà học ngôn ngữ thuận tự nhiên, bố mẹ và con đều vui vẻ khi học, con hấp thụ tốt mà không cần cố gắng gì cả. Con có thể học tiếng Anh từ 0 tuổi hay bất cứ giai đoạn nào trong đời. Học trước 8 tuổi thì con có cơ hội song ngữ ( Song ngữ nghĩa là con sử dụng nghe nói 2 ngôn ngữ như nhau, có trí tuệ ngôn ngữ và trí tuệ cảm xúc trên ngôn ngữ đó). Học sau 8 tuổi thì con có khả năng nghe, nói, đọc viết thông thạo ngôn ngữ đó. Bố mẹ học và nắm rõ phương pháp Double 5 Steps rồi thì có thể đồng hành cùng con chinh phục tiếng Anh lúc nào cũng được. Tương tự ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt), con có thể bắt đầu học ngôn ngữ từ 0 tuổi, chỉ cần chức năng nghe, nhìn, nói bình thường thì con sẵn sàng để học ngôn ngữ. Giai đoạn chưa nói sõi và đã nói sõi tiếng Việt con sẽ có những đặc điểm và biểu hiện riêng khi học ngôn ngữ thứ 2, mình sẽ chia sẻ sâu và chi tiết ở những câu hỏi sau.

2. Trẻ chưa biết nói có học Tiếng Anh được không?

Đây là phương pháp học dành cho bố mẹ và thực hành trên con. Nên bố mẹ có thể học lúc nào cũng được. Tiếng Anh là ngôn ngữ, học theo giai đoạn như tiếng Việt, chưa biết nói thì học nghe và nghe tiềm thức. Học mà chơi chơi mà học. Không nặng về nhồi nhét kiến thức và mong cầu kết quả. Khi nào bé nói sõi thì bắt đầu ngôn ngữ thứ 2 bài bản, bé sẽ học rất nhanh. Giai đoạn thai giáo: mẹ hiểu phương pháp và giúp con tiếp xúc ngôn ngữ bằng nghe nhạc, trò chuyện với thai nhi. Giai đoạn cửa sổ vàng: con học qua nghe tiềm thức có chủ đích, học thẻ, nghe nhạc, nghe kể chuyện, nghe Âm Phonic và Letter thông qua bài hát và các trò chơi vận động + trí não + nghe + nghe nhìn + nghe nhìn chạm + tương tác + tương tác tương quan, nghe và phát triển vốn từ gần gũi hàng ngày mà bé thường xuyên có cơ hội tiếp xúc. Giai đoạn input: con 2 -3 tuổi, nói tiếng Việt sõi, cho con học theo lộ trình, do tiếp xúc sớm nên lộ trình song ngữ sẽ dài hơn 1 năm, tuy nhiên ngôn ngữ thứ 2 của con sẽ vững vàng và tự nhiên hơn rất nhiều. Giai đoạn output: con có nhu cầu giao tiếp và nói chưa hoàn chỉnh, thích nói nhảm tiếng anh. Thông qua giao tiếp để hoàn thiện kĩ năng thuyết phục, phản biện, tư duy logic, trí thông minh cảm xúc và trí thông minh ngôn ngữ trên ngôn ngữ đó. Giai đoạn này hoàn thiện trước 6 tuổi là đẹp để con có ngôn ngữ anh bước vào học kiến thức Anh Mỹ ở theo chương trình homeschool như tất cả trẻ Anh Mỹ bản ngữ. Các

vấn đề cần lưu ý: cho trẻ học ngôn ngữ thứ 2 sớm sẽ có các dấu hiệu: trẻ sử dụng trộn lẫn 2 ngôn ngữ khi thiếu vốn từ (từ mượn) khiến bố mẹ lo lắng con loạn ngôn ngữ, học đúng phương pháp thì con sẽ hoàn thiện được nó theo lộ trình. Có những trẻ input lâu cho đến khi có nhu cầu giao tiếp mới output (hiện group có lớp Cai Tiếng Việt cho con để tạo rãnh não ngôn ngữ) thì sẽ bị cho là chậm nói. Lợi ích của học ngôn ngữ thứ 2 sớm thì quá rõ ràng rồi: con có thể bắt đầu ngôn ngữ thứ 3 ngay sau đó, con có đa ngôn ngữ. Con thông minh hơn vì tư duy trên 2 ngôn ngữ khác nhau. Con có lợi thế về sau vì có tiếng anh là có ngôn ngữ của toàn cầu. Con tự tin mạnh mẽ hơn vì con được tiếp xúc với nền giáo dục văn hoá Anh Mỹ ở giai đoạn sớm của cuộc đời.

3. Trẻ nói sõi rồi học tiếng Anh thế nào?

Trẻ nói sõi rồi là giai đoạn tốt để bắt đầu ngôn ngữ thứ 2 và hoàn thành song ngữ trước 6 tuổi để bắt đầu học kiến thức phổ thông bằng ngôn ngữ Anh (Anh Mỹ) khi đến tuổi vào lớp 1 (Grade 1).

4. Trẻ trên 8 tuổi có song ngữ được không?

Trẻ trên 8 tuổi có thể song ngữ được nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn trẻ dưới 8 tuổi vì giai đoạn vàng nhạy cảm với ngôn ngữ của trẻ là từ 0 đến 6 tuổi. Với phương pháp D5S Double 5 Steps trẻ có thể nghe nói đọc viết lưu loát ngôn ngữ Anh Mỹ một cách tự nhiên mà không cần quá nỗ lực, chỉ cần giữ thói quen mỗi ngày theo lộ trình D5S.

5. Trẻ trên 12 tuổi và người lớn có học tiếng Anh theo phương pháp D5S được không?

Hoàn toàn có thể được. Chỉ cần người học xác định mục tiêu học ngôn ngữ là giữ thói quen học mỗi ngày theo lộ trình D5S.

6. Học tiếng Anh cũng cần phát triển trí tuệ cảm xúc và trí tuệ ngôn ngữ sao?

Học tiếng Anh chính là học ngôn ngữ. Học tiếng Anh là phát triển trí tuệ cảm xúc và trí tuệ ngôn ngữ trên ngôn ngữ Anh.

7. Giúp con song ngữ trong bao lâu?

Trong khoảng trên dưới 1 năm đối với trẻ đã nói sõi và trong giai đoạn nhạy cảm ngôn ngữ. Trong khoảng 2 năm và trước 6 tuổi đối với trẻ chưa biết nói.

8. Không biết tiếng Anh cũng giúp con song ngữ được sao?

Theo phương pháp D5S trẻ sẽ được nhúng vào môi trường Anh ngữ tự nhiên thông qua Nghe - Nghe Nhìn - Nghe Nhìn Chạm - Tương Tác - Tương Tác Tương Quan và sự đồng hành thấu hiểu của bố mẹ nên bố mẹ không cần biết Tiếng Anh. Bố mẹ cần đồng hành cùng con theo lộ trình, bố mẹ chỉ cần biết đọc và hiểu tiếng Việt để học phương pháp.

9. Vì sao phải phát triển tiếng Anh song ngữ cùng với kỹ năng, trí tuệ cảm xúc cho con tại nhà?

Mỗi người có những lí do khác nhau để theo đuổi một mục tiêu thực sự cho riêng họ. Đối với một đứa trẻ thì khả năng ngôn ngữ sẽ giúp trẻ học được 2 nền văn hoá, tăng thêm phần trăm sức mạnh khi bước vào đời. Nhưng để có thể chủ động trong cuộc sống và giúp đỡ được người khác thì con cần rèn luyện kĩ năng. Để con có thể yêu thương và thấu hiểu người khác con cần rèn luyện trí tuệ cảm xúc. Nhìn cây sửa đất - Nhìn con sửa mình: cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con, nên chúng ta cần đồng hành thấu hiểu con và giúp con song ngữ, phát triển kĩ năng và trí tuệ cảm xúc.

10. Tại sao tôi phải đồng hành với con trong khi nhà khác thì không?

Phúc lộc của con trong tay cha mẹ. Khi trả lời được tại sao bản thân phải đồng hành và thấu hiểu con thì chúng ta sẽ không quan tâm người khác không làm, mà chúng ta tìm cách giúp người khác đồng hành và thấu hiểu con họ. 2 cánh đồng ngô có những hạt giống tốt sẽ thụ phấn cho nhau.

11. Thế nào là đồng hành con?

Đồng hành cùng con là lắng nghe và thấu hiểu con, giúp con tự học mọi thứ, kiên định hành động, đào sâu mở rộng và dám buông tay để con cất cánh vào đời. 12. Tôi không biết gì về sư phạm mà lại giúp con song ngữ và phát triển kỹ năng thì có bình thường không? Bạn hoàn toàn bình thường khi không biết gì về sư phạm mà lại giúp con song ngữ và phát triển kỹ năng. Ngôn ngữ và kĩ năng là 2 thứ trẻ có thể tự học được. Chỉ cần bạn biết cách đồng hành thấu hiểu con và có phương pháp học ngôn ngữ đúng là có thể giúp con mà không cần có chuyên ngành sư phạm.

12. Tại sao con tôi phát âm sai?

 Con phát âm sai (hay còn gọi là ngọng) do con chưa nghe đúng âm và chưa lặp lại được âm đúng (cả Anh lẫn Việt). Bộ âm tiếng Anh không có trong âm tiếng Việt nên trẻ thường bỏ qua những âm vô nghĩa và bỏ qua luôn các âm tiếng Anh mà trẻ không biết. Ví dụ âm ‘s’ đầu trong từ Star, School, Stay..., âm ‘l’ cuối trong Fool, pool, girl... âm ‘s’ giữa trong Sister, Fantastic, Risk... Chúng ta thường có nhận định sai lầm là con bỏ âm đầu hoặc âm đuôi, nhưng thực tế là con không bỏ âm đầu âm đuôi mà con không nghe thấy âm đó nên con bỏ mất luôn âm đó trong từ. Bên cạnh đó con còn đọc sai âm, ngọng do nghe sai những âm không có trong tiếng Việt như ‘f’, ‘v’, ‘r’, ‘oo’, ‘u’, ‘ch’, ‘sh’, ‘tch’, ‘rl’... mà nhầm lẫn thành những âm tương tự trong tiếng Việt.

13. Tại sao con tôi nhớ những chữ cái này mà lại quên những chữ cái khác?

Trẻ học qua Nghe - Nhìn - Chạm - Tương Tác - Tương quan nên con sẽ có xu hướng nhớ những chữ mà con thích hoặc có sự thân thuộc trước trong tiềm thức hoặc có sự liên tưởng đến những liên hệ thực tế. Con đặc biệt thích chữ cái có trong tên bố mẹ (những người con yêu quý), thích chữ gắn với con vật mà con thích.

14. Làm sao để con tôi nhớ tất cả các từ con học?

Khi con tạo được rãnh não ngôn ngữ thì con nhớ tất cả các từ con học một cách tự nhiên. Rãnh não ngôn ngữ hình thành khi nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ đó xuất hiện và con thực hiện quá trình giao tiếp bằng chính ngôn ngữ đó. Trong phương pháp D5S con sẽ trải qua các giai đoạn học nghe đúng âm, lặp lại âm đúng, học từ đơn, phát triển cụm từ, phát triển câu và học văn hoá qua truyện ở Step 1-2-3, đến nửa sau của Step 3 bố mẹ sẽ thực hành tương tác bằng các câu hỏi 5W2H: What? Where? When? Who? Why? How much? How long? Giúp cho con có phản xạ giao tiếp tự nhiên, sau đó thực hành Cai tiếng Việt thì con hình thành rãnh não ngôn ngữ thì từ đó con có thể nhớ tất cả các từ con học mà không bao giờ quên, mỗi ngày con học được 50 đến 100 từ tiếng anh và những từ đó là ngôn ngữ của con mãi mãi.

15. Làm gì để con thích học nhỉ?

Để con thích học thì bố mẹ cần nghe và đọc kĩ phương pháp 5SS, bắt đầu từ sở thích của con để giúp con hứng thú với những điều con ít thích hơn, dần dần tạo thành thói quen học tập rồi mới đến thích học.

16. Sao con học mãi chẳng thấy tập trung và nhớ bài gì?

Trẻ con mặc định là thích chơi hơn thích học, tập trung được 5 phút là tốt lắm rồi, trẻ không nhớ những điều trẻ không thích hoặc không quan tâm. Để con tập trung, nhớ bài thì cần tập thói quen học tập cho con và truyền được cảm hứng, thổi đam mê vào việc học cho con.

17. Học nhiều và thường xuyên có giúp con giỏi tiếng Anh hơn không?

Học nhiều và thường xuyên và phải đúng phương pháp mới giúp con giỏi tiếng Anh hơn. Học sai cách sẽ khiến con chán và áp lực, việc học khó duy trì lâu bền được. Phương pháp D5S giúp bố mẹ và con có thời gian vui vẻ chất lượng bên nhau. Tiếp đến thì con có thói quen học tập tốt và giỏi tiếng Anh như là một phần thưởng kèm theo sau quá trình thực hành D5S này.

18. Sao con và mẹ đồng hành với nhau dễ dàng thế nhỉ?

Chẳng vướng gì cũng chẳng cần hỏi gì? Là vì bố mẹ và con đã có sự thấu hiểu nhau từ trước và có nhiều thói quen tốt cùng nhau. Khi thực hành D5S sẽ thuận lợi hơn, tạo nên kết quả nhanh hơn. Lặp đi lặp lại thói quen theo lộ trình D5S thì sẽ tạo nên kết quả con song ngữ, phát triển kĩ năng và trí tuệ cảm xúc toàn diện. 20. Con không tập trung có có làm chậm tiến độ hoàn thành song ngữ của con không? Con không tập trung thì cần tập thói quen tập trung qua các hoạt động vừa chơi vừa học hình thành sự kiên trì cho con như xếp lego, xâu hạt, làm việc nhà, học ngôn ngữ, tập đàn... Trẻ học qua Nghe - Nhìn - Chạm - Tương tác - Tương tác tương quan nên trẻ mất tập trung thì cần lựa chọn hoạt động phù hợp với con để con tập trung vào. Tiến độ hoàn thành song ngữ là do độ ngấm hiểu và thực hành phương pháp D5S của bố mẹ chứ không phải do con tập trung hay không. 21. Có cần bắt ép con phải học đúng lộ trình không? Lộ trình là thước đo để dựa vào đó phụ huynh có cái nhìn tổng quan về phương pháp. Con khi học bố mẹ cần thấu hiểu con giúp con gỡ vướng mắc và đi đúng lộ trình để có kết quả tốt nhất, không bắt ép con phải học đúng lộ trình mà bố mẹ giúp con theo lộ trình một cách vui vẻ hạnh phúc bên nhau thực hành đầy đủ từng bước lộ trình.

19. Con chán học tâm lý là gì?

Con luôn có tâm lý chán học vì đối kháng lại với tâm lí ép buộc học của bố mẹ. Hãy để con được là chính mình và quyết định những gì thuộc về con thì con sẽ gỡ bỏ được tâm lý đối kháng với những hoạt động quanh con, trong đó có việc học tập. Khi bố mẹ truyền được cảm hứng và niềm đam mê đối với việc học tập cho con thì con sẽ có được tâm lí thích thú, vui vẻ khi chinh phục những điều khó và đạt kết quả trong học tập.

20. Học như thế nào là vừa đủ không bị quá tải mà vui?

Mọi đứa nói riêng và mọi con người nói chung đều là động vật bậc cao có khả năng học và tự học từ khi lọt lòng mẹ. Vậy thì khi con học theo khả năng, vừa học vừa chơi, luôn vui vẻ khi học và có sự tương tác qua lại là học đủ và học vui. Khi con mệt mỏi, nhăn nhó, né tránh thì mẹ cần cảm nhận được và điều chỉnh cho phù hợp, mẹ và con học cùng nhau vui vẻ.

Worlde - Cùng con bước ra thế giới

Trụ sở: Số 10 Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN WORLDE

VPHN: Số 2  Võ Văn Dũng - Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà Nội

VPSG: P1025 Toà A - Chung cư Bộ Công An - Quận 2 - TP HCM

Cungconbuocrathegioi@gmail.com

19003076 - 0966149166

Trạm đọc cùng con

Tải App Worlde

Tải App Erobo

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur 

Subscribe now

Lorem ipsum dolor sit amet. Lorem ipsum dolor 

GET 10% OFF

CALL TO ACTION